Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái.

- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.

3. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.

+ Phân tích được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.

+ Nêu được cảm nhận về tình cảm của cha mẹ dành cho con, vẻ đẹp của người đồng mình.

+ Đọc liên hệ, mở rộng với những tác phẩm cùng đề tài.

2. Phẩm chất

- Yêu và tự hào về quê hương xứ sở

- Yêu và trân trọng tình cảm gia đình. Chăm chỉ học tập, lao động để xứng đáng với những tình cảm cao đẹp ấy.

+ Đọc liên hệ, mở rộng nêu suy nghĩ cảm nhận.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:         

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Y Phương và tình cảm gia đình,... phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

docx 7 trang minhdo 01/06/2023 4820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_noi_voi_con.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"

  1. Văn bản: NÓI VỚI CON Y Phương I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tình cảm thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái. - Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương. 3. Năng lực - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại. + Phân tích được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi. + Nêu được cảm nhận về tình cảm của cha mẹ dành cho con, vẻ đẹp của người đồng mình. + Đọc liên hệ, mở rộng với những tác phẩm cùng đề tài. 2. Phẩm chất - Yêu và tự hào về quê hương xứ sở - Yêu và trân trọng tình cảm gia đình. Chăm chỉ học tập, lao động để xứng đáng với những tình cảm cao đẹp ấy. + Đọc liên hệ, mở rộng nêu suy nghĩ cảm nhận. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lập kế hoạch dạy học. - Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Y Phương và tình cảm gia đình, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu thấy được ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp của tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử. b) Nội dung hoạt động: HS xem vi deo bài hát . ? Bài hát chúng ta vừa nghe viết về tình cảm của ai dành cho ai? Kể tên một số bài hát cùng đề tài. ( ) Gv giới thiệu : Tác phẩm nhạc viết về đề tài tình cha con có rất nhiều bài hay, đong đầy cảm xúc, lay đông trái tim người nghe Và thơ Tuy không có nhiều bài như
  2. nhạc nhưng viết về tình cha con lại có những bài xuất sắc ,Ở tiểu học em đã học Nhữngcánh buồm của Hoàng Trung Thông. Và hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục cảm nhận tình cảm đẹp đẽ này qua bài thơ l Nói với con của Y Phương. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ. d) Tổ chứchoạt động: 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a) Mục tiêu: - Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con. - Hiểu được cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản - Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản - Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS/ Kết quả thảo luận của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC I. Tìm hiểu chung 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 1. Tác giả: - Em hãy giới thiệu những hiểu biết của em về nhà thơ Y Phương . - Y Phương sinh năm 1948, quê ở Trùng Khánh - Cao Bằng, người dân tộc Tày. Năm 1993 ông là Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng. - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. 2. Tác phẩm - Hãy giới thiệu về văn bản? Bài thơ được sáng tác năm 1980 + Haon2 cảnh + Xuất xứ + 1 HS trình bày. + HS khác nhận xét, bổ sung. II. Đọc - hiểu văn bản GV định hướng cho HS Đọc – Hiểu văn 1. Đọc – chú thích bản Cần đọc văn bản với giọng điệu như thế nào?
  3. - Đọc giọng tâm tình, sâu lắng, tha thiết, thoáng suy tư. + Gv đọc mẫu một đoạn + HS nghe và đọc văn - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về số câu? - Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? - Bài thơ này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? + Thơ tự do, câu vần nhịp theo dòng cảm xúc + Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm + Có thể chia 2 phần hoặc 3 phần. Phần 1: Từ đầu đến ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời: Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. Phần 2: Còn lại: Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình và lời khuyên dặn con (mong ước của cha). 2. Thể loại: Thơ tự do. => Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ tình 3. PTBĐ: biểu cảm. cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê 4. Bố cục: 2 phần hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. III. Tìm hiểu văn bản GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu 12 câu thơ đầu, HS đọc 1/ Nói với con về cội nguồn sinh Em nhắc lại nội dung của đoạn thơ? dưỡng : - Bốn câu đầu với các hình ảnh cha, mẹ a/ Cội nguồn gia đình giúp em hiểu cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của con là gì? - Những hình ảnh: chân phải, chân trái, một bước, hai bước cho em hình dung điều gì? ? Hãy phát hiện nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bốn câu đầu? - NT: hoán dụ chân trái, chân phải chỉ đứa con. - Điệp từ, điệp cấu trúc câu: một bước, hai bước chỉ sự trưởng thành của con. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chạm tiếng
  4. cười - Liệt kê: gđ có cha, có mẹ là tổ ấm yêu thương, có tiếng nói, tiếng cười: gia đình hạnh phúc. - NT: hoán dụ, điệp ngữ, điệp cấu - Với các âm thanh tiếng nói, tiếng cười trúc câu, nhịp thơ 2/3 và ẩn dụ thể hiện tình cảm gì của cha mẹ ? chuyển đổi cảm giác. + Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. - Khung cảnh gia đình đầm ấm, Từng bước đi, tiếng nói của con đều được hạnh phúc. cha mẹ vui mừng đón nhận. → Con được sống trong t/y thương - Vì sao lời đầu tiên người cha lại nói với của cha mẹ, cái nôi ấm áp của gia con điều đó ? đình. + Muốn nhắc con về tình cảm gia đình: Con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. + Lời nhắc nhở giáo dục đầu tiên: gia đình là chiếc nôi, là tổ ấm nuôi con lớn khôn và trưởng thành. Hạnh phúc không ở đâu xa, mà ở ngay trong chính ngôi nhà nhỏ của chúng ta. Theo dõi 3 câu thơ tiếp theo. Con không chỉ sống trong cái nôi êm của gia đình mà còn được chở che, bao bọc bởi quê hương. “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát” ? Em hiểu người đồng mình có nghĩa là gì? + Người đồng mình là người bản mình, quê mình. Đây có thể hiểu là những người cùng sống trên một quê hương, một miền đất, một dân tộc. Đây là cách nói thể hiện tình cộng đồng ấm áp, thân thương. b/ Cội nguồn quê hương - Người đồng mình: GV chiếu bảng, HS Hoạt động theo cặp đôi - Đan lờ cài nan hoa - “Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát” Vách nhà ken câu hát” Trong hai câu thơ có nhiều động từ được nhà thơ sử dụng . Em hãy chỉ ra? Những động từ đó cho biết người đồng mình làm những công việc gì ? -Người đồng mình cần trong lao Các động từ : đan, cài, ken có ý nghĩa
  5. động, yêu lao động chung là gì ? + Các động từ: đan, cài, ken không chỉ - Sử dung các động từ đan, cài, ken diễn tả công việc, mà còn nói lên tình gắn gợi tả sự đoàn kết, gắn bó trong bó, đoàn kết. Họ đan những dụng cụ ấy cuộc sống của người đồng mình bằng đôi tay cần cù, khéo léo, tài hoa. + Vách nhà không chỉ ken dày, chắc bằng -> Người đồng mình yêu lao động, tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu đoàn kết, vui tươi. hát si, hát lượn, tiếng hát của niềm lạc quan, yêu đời. → không gian văn hóa đặc sắc. - Qua hai câu thơ em thấy người đồng mình có những phẩm chất đáng quý nào ? - Cần cù lao động cần cù , yêu lao động HĐ cá nhân: Đọc 2 câu thơ tiếp Rừng cho hoa tấm lòng. Ở hai câu thơ trên, có sử dụng BPNT rất độc đáo, em hãy tìm xem ? Rừng không chỉ mang cho đến không khí trong lành, những sản vật quý mà rừng cho hoa còn cho hương, cho sắc, cho con - “Rừng cho hoa tấm lòng”: người những gì đẹp nhất của mình. Phép nhân hóa , điệp ngữ : rừng - Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh cho, con đường cho -> thiên nhiên thơ, con đường cho những tấm lòng"? đã che chở, nuôi dưỡng con người + Tấm lòng: vẻ đẹp của tình người cả về tâm hồn, lẽ sống. -> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Vẻ đẹp của thiên nhiên không chỉ là ở màu sắc, cái ta nhìn thấy mà còn là cả “tấm lòng”: đó là sự che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống. Vậy thiên nhiên cho hoa và những tấm lòng, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? Thiên nhiên ban tặng cho con người những gì tốt đẹp nhất của mình. 2 câu thơ cuối: Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. ?Tại sao cha coi ngày cưới là ngày đẹp nhất? - Ngày hạnh phúc của cha mẹ, đánh dấu
  6. => Con được lớn lên trong vòng mốc tạo lập một gia đình nhỏ: lời nguyện tay yêu thương của gia đình, sự thề thiêng liêng, sống trọn đời hạnh phúc: chở che , đùm bọc của quê niềm trân trọng hướng tới đời sống gia hương. đình. - Chốt: Đoạn thơ vùa tìm hiểu cho em biết , theo nhà thơ Y Phương thì cội nguồn của con là gì ? ( Tình yêu thương của cha mẹ, là quê hương nghĩa tình ) => Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương. Người cha nói với con về kỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình. Nhắc nhớ về gia đình và quê hương, người cha muốn thể hiện điều gì? Cha nói cho con biết về cội nguồn của mình, để con trân trọng và gìn giữ. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ. b) Nội dung hoạt động: ? Điều lớn lao nhất mà nhà thơ muốn truyền cho con là gì? ? Đặt mình là người con trong bài thơ em có suy nghĩ gì ? c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC Dự kiến câu trả lời: GV yêu cầu HS điền vào sơ đồ: - Con lớn lên trong yêu thương của cha mẹ sự đùm bọc của quê hương. - Gia đình là cái nôi êm, là tổ ấm để con khôn lớn.
  7. ? Cội nguồn sinh dưỡng được nhà thơ nhắc tới là gì? ? Người cha mong muốn điều gì ? Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: - Đoạn văn. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC GV yêu cầu HS thực hiện viết Viết đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày đoạn văn (làm ở nhà): cảm nhận của mình về tình cảm gia đình. Nộp sản phẩm vào tuần sau