Bài giảng Stem Sinh học Lớp 9 - Phần 1 - Chương 6 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới
- Ở lúa bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như DT10 , tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106..., các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến ( năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML39 , DT33,VLĐ95-19...
Giống ngô rau lai LVN23 là giống ngô rau lai đơn từ 2 dòng thuần 244/2649 và LV2D có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, chịu được mật độ trồng dày, có tỉ lệ 2-3 bắp cây cao, cho năng suất không thua kém giống nước ngoài, nhưng có hàm lượng chất khô, protein, các vitamin C, B1, b caroten cao hơn hẳn, như vậy LVN23 có phẩm chất rau tươi tốt hơn. Ngoài ra một lượng đáng kể thân lá xanh sau khi thu hoạch lõi non là nguồn thức ăn xanh nhiều dinh dưỡng phục vụ tốt cho chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là vào giai đoạn vụ đông thiếu cỏ tươi hay cho những vùng chăn nuôi bò sữa. Giá giống ngô LVN23 chỉ bằng 1/2 giá giống ngô rau nhập nội, do vậy đã tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước không phải nhập khẩu giống hàng nghìn USD mỗi năm.
File đính kèm:
- bai_giang_stem_sinh_hoc_lop_9_phan_1_chuong_6_bai_37_thanh_t.ppt
Nội dung text: Bài giảng Stem Sinh học Lớp 9 - Phần 1 - Chương 6 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
- a) Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới - Ở lúa bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như DT10 , tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106 , các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến ( năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML39 , DT33,VLĐ95-19
- ▪ Giống ngô rau lai LVN23 là giống ngô rau lai đơn từ 2 dòng thuần 244/2649 và LV2D có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, chịu được mật độ trồng dày, có tỉ lệ 2-3 bắp cây cao, cho năng suất không thua kém giống nước ngoài, nhưng có hàm lượng chất khô, protein, các vitamin C, B1, b caroten cao hơn hẳn, như vậy LVN23 có phẩm chất rau tươi tốt hơn. Ngoài ra một lượng đáng kể thân lá xanh sau khi thu hoạch lõi non là nguồn thức ăn xanh nhiều dinh dưỡng phục vụ tốt cho chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là vào giai đoạn vụ đông thiếu cỏ tươi hay cho những vùng chăn nuôi bò sữa. Giá giống ngô LVN23 chỉ bằng 1/2 giá giống ngô rau nhập nội, do vậy đã tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước không phải nhập khẩu giống hàng nghìn USD mỗi năm.
- Tại Thanh Hoá vụ xuân năm 2000 đạt năng suất cao nhất với giống Sen Lai. Hiện nay giống lai này đã được trồng trên hàng ngàn hecta với 49 tạ/ha tăng 81% so u điểm là gieo trồng cho vùng nước trời không có khả năng chủ động tưới tiêu. Có vỏ mỏng, chịu hạn khá, năng suất khá và chất lượng hạt tốt.
- ◼ Giống đậu tương cao sản DT96 do nhóm tác giả Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính giữa hai giống đang phổ biến trong sản xuất là DT84 và DT90. DT96 kết hợp nhiều đặc tính tốt của hai giống này:chống nóng tốt như DT84 và chịu lạnh như DT90 , năng suất cao trong cả 3 vụ xuân, hè, đông. Vụ đông xuân DT96 có năng suất cao hơn 15-20% so với giống đối chứng là DT84, không những năng suất cao, giống này còn có ưu việt hơn hẳn DT84 và DT90 về chất lượng thương phẩm và tính chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là bệnh rỉ sắt và sương mai. Giống DT96 đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận khu vực hoá năm 2002, cho phép phát triển rộng ở các tỉnh phía Bắc và tiếp tục thử nghiệm ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Đặc điểm của giống DT96: có thời gian sinh trưởng ngắn (90-98 ngày, vụ xuân 98 ngày, vụ hè 96 ngày, vụ đông 90 ngày), phù hợp trồng thuần. Cây cao 45-58 cm, thân có 12-15 đốt, sinh trưởng hữu hạn, phân cành vừa phải, cây gọn, hình dáng đẹp, lá hình tim nhọn, màu xanh sáng, lông nâu. Hoa tím, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc trên cây 25-35, cao trên 180 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao 18-20%. Khả năng chống đỡ khá; chống các bệnh rỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ tốt, chịu nhiệt tốt và lạnh khá. Hạt màu vàng sáng, rốn hạt trắng, hạt to, khối lượng 1000 hạt =190-220 g. Tỷ lệ protêin cao: 42,86%, chất béo:18,34%.
- VT3 là giống cà chua lai F1do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tạo ra bằng con đường sử dụng ưu thế lai F1 từ năm 2001. Giống cà chua lai VT3 sinh trưởng khoẻ, thân lá xanh, thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây cao 90-95 cm. Thời gian sinh trưởng trung bình 120-130 ngày, chín sớm, thu quả lứa đầu sau trồng 65-70 ngày. Quả chín tập trung, thời gian thu kéo dài 25-30 ngày. Giống có dạng quả tròn, to (đường kính quả 9,6 cm, khối lượng quả đạt 120-125 gam/quả) rất sai (15-18 quả/cây)
- -Giống tào đào vàng(năm 1998) được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc. Cho quả to (30-35 quả/kg), mã quả đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt và có vị thơm đặc trưng, năng suất đạt 40-45 tấn/ha ở năm thứ 3.
- -Ở lạc: Giống lạc V79 được tạo ra bằng chiếu xạ tia X vào giống lạc bạch sa sinh trưởng khoẻ, hạt to trung bình và đều, tỉ lệ nhân /quả đạt 74%, hàm lượng proyein cao (24%), tỉ lệ dầu đạt 24%.
- 2/ Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc tạo lập cá thể từ các giống hiện có a) Tạo biến dị tổ hợp Người ta lai giống lúa DT có tiềm năng năng suất cao với giống lúa OM80 có hạt gạo dài, trong, cho cơn dẻo để tạo ra giống lúa DT17 phối hợp được nhưng ưu điểm của hai giống lúa .
- b) Chọn lọc cá thể Giống cà chua P375 (1990) được tạo bởi phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.
- ◼ LVN23 là giống ngô rau lai đầu tiên của Việt Nam đang được mở rộng ở các địa phương Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình trên hàng ngàn ha/năm. Sản phẩm ngô bao tử LVN23 đã được các công ty XNK rau quả Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đóng hộp xuất khẩu, được các địa phương đóng lọ cho nội tiêu hoặc được bán như rau tươi tại chợ và siêu thị ở các thành phố.
- 3/ Tạo giống ưu thế lai (ở F1) -Giống ngô lai LVN4 đại diện cho nhóm trung ngày, khả năng thích ứng rộng có thể đạt 8-10 tấn/ha, thuộc nhóm này càn có các giống LVN12 và LVN31( giống lai kép)
- • Giống lúa lai Nghi Hương 308 (Nghi Hương 1A lai với Nghi Khôi) là giống lúa lai 3 dòng. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn Nhị ưu 838 khoảng 2-5 ngày (vụ xuân) và 6-10 ngày (vụ mùa). Sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh khá, trỗ bông tập trung, độ thoát cổ bông tốt, chịu rét tốt, chống chịu sâu bệnh khá. Năng suất cao, ổn định tương đương Nhị ưu 838. Thích hợp gieo cấy trên chân đất từ vàn thấp đến cao. Đây là giống lúa lai có chất lượng cao nhất trong tập đoàn giống lúa lai chất lượng đã được công nhận ở Việt Nam: Hạt thon dài, trắng trong, hàm lượng dinh dưỡng cao, cơm mềm, ngon và có hương thơm nhẹ.
- 4/ Tạo giống đa bội thể: Giống dâu số 12 là giông dâu tam bội(3n), được tạo ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội. Giống dâu số 12 có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao. năng suất bình quân đật 29.7 ha/năm. Trong điều kiệ thâm canh có thể đạt 40 ha/năm .