Bài giảng Stem Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Sống chết mặc bay"

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

    Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

     Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.  

Thời gian: Gần một giờ đêm

- Không gian: Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

- Địa điểm: khúc đê làng X, thuộc phủ X.

- Tình trạng khúc đê: núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

ppt 44 trang minhdo 25/05/2023 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Stem Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Sống chết mặc bay"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_stem_ngu_van_lop_7_van_ban_song_chet_mac_bay.ppt

Nội dung text: Bài giảng Stem Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Sống chết mặc bay"

  1. LỚP HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 7
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.” Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích và tìm một dẫn chứng thơ văn để chứng minh ý kiến trên.
  3. Văn bản: SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)
  4. I. ĐỌC – CHÚ THÍCH NỘI DUNGNỘI II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN BÀIDUNG HỌC III. TỔNG KẾT
  5. I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 1. Đọc Đọc to, rõ ràng. Chú ý: - Cảnh dân phu hộ đê cần đọc với giọng khẩn trương, lo lắng, xúc động. - Cảnh quan nha hộ đê thì cần đọc với giọng châm biếm, mỉa mai
  6. I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 2. Chú thích a. Tác giả Giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn? Nhà văn Phạm Duy Tốn
  7. (1883 - 1924) Quê: Hà Tây (nay là Hà Nội) Phạm Duy Tốn viết văn không nhiều nhưng ông vẫn được đánh giá là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng với nền văn học Việt Nam thời kì đầu hiện đại hóa; là một trong số ít người có thành Phạm Duy tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Tốn Ông là một trong những cây bút tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này. Các tác phẩm của Phạm Duy Tốn thường có khuynh hướng hòa nhập vào xã hội hiện thực rất rõ ràng, sâu sắc. Bực mình (1914) Sống chết mặc bay (1918) Tác phẩm chính Con người Sở Khanh (1919) Nước đời lắm nỗi (1919)
  8. Phạm Duy Tốn là một nhà văn xuất sắc; một nhà báo sắc sảo. Ngoài tên thật, Phạm Duy Tốn còn xuất hiện với bút hiệu Thọ An.
  9. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 2. Chú thích b. Văn bản - Xuất xứ: In trên tập chí Nam Phong - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1918 - Thể loại: truyện ngắn
  10. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại Việt Nam, được viết bằng tiếng Việt hiện đại (chữ Quốc ngữ), in trên tạp chí Nam Phong (1918). “Sống chết mặc bay” được xem là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn, là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam hiện đại vì khi đó phong trào sáng tác chữ Quốc ngữ mới bắt đầu.
  11. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 2. Chú thích b. Văn bản - Xuất xứ: In trên tập chí Nam Phong - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1918 - Thể loại: truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm + bình luận - Là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. - Tóm tắt:
  12. * Tóm tắt văn bản: Gần một giờ đêm, mưa như trút, nước sông cứ cuồn cuộn dâng lên, khúc đê phủ X núng thế sắp vỡ. Hàng trăm nghìn dân phu vất vả, bì bõm dưới bùn, cố hết sức giữ gìn đê. Tình trạng thật nguy kịch. Trống đánh, ốc thổi vô hồi nhưng sức người không định lại với sức trời. Tình cảnh thật thảm. Trong khi ấy, quan cha mẹ cùng các nha lại giúp dân hộ đê đang chơi tổ tôm cách chỗ đê vỡ khoảng bốn, năm trăm thước. Không khí trong đình trang nghiêm. Quan phụ mẫu uy nghi nhàn nhã. Xung quanh, vật dụng phục vụ quan sang trọng, đầy đủ. Quan vui vì thắng bài liên tiếp. Đê vỡ, tiếng thét vang trời của dân, tiếng lũ cuốn ào ào khiến mọi người trong đình giật nảy mình, nhưng quan lớn điềm nhiên, chăm chú chờ đợi thắng bài. Lúc nước lũ cuốn trôi nhà cửa, sinh mạng dân chúng cũng là lúc quan vui sướng vì ù ván bài to nhất.
  13. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 2. Chú thích b. Văn bản - Xuất xứ: In trên tập chí Nam Phong - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1918 - Thể loại: truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm - Là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. - Tóm tắt: - Bố cục:
  14. Phần 1 (Từ đầu đến Khúc đê này hòng mất.) Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của con người. Phần 2 (tiếp đến Điếu, mày!) Bố cục Cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm khi đi hộ đê. Phần 3 (còn lại) Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình cảnh thảm sầu.
  15. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 2. Chú thích b. Văn bản - Xuất xứ: In trên tập chí Nam Phong - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1918 - Thể loại: truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm - Là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. - Tóm tắt: - Bố cục: - Từ khó
  16. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY Phạm Duy Tốn II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân:
  17. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng những chi tiết nào về không gian, thời gian, địa diểm?
  18. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. - Thời gian: Gần một giờ đêm - Không gian: Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. - Địa điểm: khúc đê làng X, thuộc phủ X. - Tình trạng khúc đê: núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
  19. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY Phạm Duy Tốn 1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân: Tên sông được nói cụ thể. NhưngTácCác tênchigi làng,ảtiết muđótênố nphủ - Thời gian: Gần một giờ đêm. Đêmchỉ ngđược gợitườối,i mộtghiđmọưc bằngahi cảnhểtou kícâukhông hiệu - Không gian: Trời mưa tầm tã, nước (X).ngớ chuyĐiềutượngt, nệ nướđónhưnày cthể sông hiệnkhôngthế dângdụng sông cuồn cuộn. nhanhchnàoýỉ gì xcó ?củaảy nguyra tácở giảcơm ộ?làmt - Địa điểm: Khúc đê làng X thuộc nơi màđê cóvỡ.thể là phủ X. phổ biến ở nhiều - Tình trạng khúc đê: Chỗ đê xung nơi lúc bấy giờ. yếu nhất có nguy cơ bị vỡ.
  20. - Hình ảnh của người dân hộ đê: - Hàng trăm nghìn người, từ chiều đến một giờ đêm hết sức giữ gìn. - Kẻ thuổng, người cuốc, kẻ đội, kẻ vác, nào đắp, nào cừ. -Bì bõm dưới bùn lầy, lướt thướt như chuột lột. - Âm thanh: - Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ. → Miêu tả tập trung, liệt kê, sử dụng tính từ và động từ mạnh dồn dập, hình ảnh so sánh => Không khí khẩn trương, nguy hiểm. Dân phu hộ đê đang vật lộn căng thẳng chống chọi với sức nước, trông họ thật thê thảm, nhốn nháo, nhếch nhác, sợ hãi và bất lực. Tác giả đã sử dụng những nét đặc sắc nghệ thuật EmCảnh có ngườinhận xétdân gì hộ về đê không được khí miêu và tảcảnh bằng tượng những hộnào đê để của miêu những tả cảnh người hộ dân đê củaphu những ? người dân chiphu? tiết nào?
  21. Em hãy so sánh sức mạnh của thiên nhiên với sức mạnh con người? So sánh thế đê với thế nước ?
  22. So sánh sức mạnh của thiên nhiên với sức mạnh con người ? So sánh thế đê với thế nước ? *Sức trời: *Sức người: -Trời mưa tầm tã. - bùn lầy ngập quá khuỷu chân, - Trên trời thời vẫn mưa tầm - lướt thướt như chuột lột. tã trút xuống - Ai ai cũng mệt lử => Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. *Thế nước: *Thế đê: - Nước sông lên to quá - Đê núng thế, thẩm lậu, không - dưới sông nước cứ cuồn khéo thì vỡ mất. cuộn bốc lên - Khúc đê này hỏng mất. => Thế đê không cự lại được với thế nước.
  23. Biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng trong đoạn trích này? Nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp nghệ thuật đó? *Sức trời: *Sức người: -Trời mưa tầm tã. - bùn lầy ngập quá khuỷu chân, - Trên trời thời vẫn mưa tầm > Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. *Thế nước: *Thế đê: - Nước sông lên to quá > Thế đê không cự lại được với thế nước.
  24. *Sức trời: *Sức người: -Trời mưa tầm tã. - bùn lầy ngập quá khuỷu chân, - Trên trời thời vẫn mưa tầm > Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. *Thế nước: *Thế đê: - Nước sông lên to quá > Thế đê không cự lại được với thế nước. Nghệ thuật tăng cấp và tương phản => Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
  25. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY Phạm Duy Tốn 1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ Than ôi! Sức người khó lòng của người dân: địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế * Tiểu kết: nước! Lo thay! Nguy thay! -Nghệ thuật liệt kê, tăng cấp, tương Khúc đê này hỏng mất. phản, Câu cảm thán → Biểu cảm -Tái hiện cảnh tượng nhân dân đang trực tiếp và bình luận vật lộn căng thẳng trước nguy cơ đê => Tâm trạng lo lắng, xót vỡ, thể hiện lòng thương cảm sâu sắc thương trước cuộc sống lầm của tác giả. than, cơ cực của người dân do thiên tai gây ra. Qua cảnh tượng hộ đê, em có nhận Trước tình cảnh đó, tác giả đã bộc xét gì về nghệ thuật kể chuyện và lộ tâm trạng của mình qua những cuộc sống của người dân trong xã câu văn nào ? Đó là tâm trạng gì ? hội thực dân nửa phong kiến ?
  26. Đê sông Hồng 1926 Đê sông Hồng ngày nay
  27. 2. Cảnh quan phủ và nha lại chơi tổ tôm trong đình: BÀI TẬP NHÓM Nhóm 1: Tìm những chi tiết kể và tả cảnh các quan chơi tổ tôm trong đình. Nhóm 2: Tìm những chi tiết kể và tả cảnh dân hộ đê ?
  28. 2. Cảnh quan phủ và nha lại chơi tổ tôm trong đình: Cảnh ngoài đê Cảnh trong đình Địa điểm: Ngoài trời mưa tầm tã, nước dâng cao. Trong đình, cao mà vững chãi Không khí Nhốn nháo, trống đánh, ốc thổi, xao Nghiêm trang, tĩnh mịch, đèn xác gọi nhau. sáng trưng - Chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, Quan phụ mẫu: Uy nghi, chễm Con người đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa chện ngồi, tay trái dựa gối xếp to nước lớn. - Trăm họ vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến . Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội Việc làm: đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ Đánh tổ tôm. -> Đắp đê chống lụt. bát yến, tráp đồi mồi, trầu vàng, Dụng cụ: Thuổng, cuốc, tre ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà.
  29. 2. Cảnh quan phủ và nha lại chơi tổ tôm trong đình: Cảnh ngoài đê Cảnh trong đình Địa điểm: Ngoài trời mưa tầm tã, nước dâng cao. Trong đình, cao mà vững chãi Không khí Nhốn nháo, Trống đánh, ốc thổi, xao Nghiêm trang, tĩnh mịch, đèn xác gọi nhau. sáng trưng - Chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, Quan phụ mẫu: Uy nghi, chễm Con người đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa chện ngồi, tay trái dựa gối xếp to nước lớn. Em cảm nhận như thế nào về - Trăm họ vất vả, lấm láp, gội gió tắm tình cảnh của dân phu hộ đê mưa, như đàn sâu lũ kiến . và cảnh quan nha trong đình? Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội Việc làm: đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ Đánh tổ tôm. -> Đắp đê chống lụt. bát yến, tráp đồi mồi, trầu vàng, Dụng cụ: Thuổng, cuốc, tre ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. Thảm hại đáng thương. Xa hoa, vương giả, vô trách nhiệm
  30. Cảnh quan phủ “hộ đê” Cảnh dân hộ đê
  31. 2. Cảnh quan phủ và nha lại chơi tổ tôm trong đình: Cảnh ngoài đê Cảnh trong đình - Địa điểm: Ngoài trời mưa tầm tã, nước - Địa điểm: Trong đình, cao mà vững chãi dâng cao. - Không khí: Nhốn nháo - Không khí Nghiêm trang, đèn sáng - Hình ảnh người dân:Đội mưa, ướt như - Quan phụ mẫu: chuột, đói rét kiệt sức. Uy nghi, chễm chện ngồi, tay trái dựa - Âm thanh: Trống đánh, ốc thổi, xao xác gối xếp, gọi nhau. - Việc làm: Đánh tổ tôm. - Việc làm: Đắp đê chống lụt: - Đồ sinh hoạt: bát yến, tráp đồi mồi, trầu - Dụng cụ: Thuổng, cuốc, tre vàng, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. => Tình cảnh thảm hại đáng thương. => Cuộc sống xa hoa, vương giả, vô Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệPhépthuật tươngđặc phảnsắc mà đốitác lập,giả sử liệt kê dụng trong đoạn trích trên? Nêu hiệu quả biểu đạttráchcủa những nhiệm. biện pháp nghệ thuật đó? - Niềm thương cảm, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của dân phu. - Tố cáo sự vô trách nhiệm, thái độ lạnh lùng, tàn nhẫn của bọn quan lại.
  32. Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY Phạm Duy Tốn II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 3. Cảnh đê vỡ và tình cảnh thảm sầu của nhân dân.
  33. Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không có nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
  34. Tìm những chi tiết miêu tả II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN cảnh đê vỡ? Thái độ của nha 3. Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình cảnh thảm sầu. lại, thầy đề khi nghe tin đê vỡ? Thái độ và hành động Cảnh đê vỡ Tháicủa quanđộ củaphụ quanmẫu đượclại miêu tả như thế nào? -Trời mưa mỗi lúc một nhiều, Nước - Nha lại, thầy đề: run sợ. dâng cao, tiếng ào ào. Nước tràn xoáy nhà trôi, lúa ngập kẻ sống - Quan phụ mẫu: đe dọa, điềm nhiên. không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn ! Vỗ tay Hành động Xòe bài Cười, nói Thê thảm, thương tâm, khốn cùng. Sung sướng, hả dạ vì thắng lớn * Nghệ thuật: * Nội dung: Em hãy chỉ rõ và nêu hiệu quả - Tăng cấp, tương phản -Lên án gay gắt tên quan phủ biểu đạt của những nét nghệ lòng lang dạ thú. - Liệt kê thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích?-Bày tỏ niềm cảm thương trước - Sử dụng thành ngữ tình cảnh nghìn sầu muôn thảm - Câu cảm thán của nhân dân.
  35. III. Tổng kết Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) là một Lên án gay gắt tên quan phủ trong số ít người có thành tựu đầu “lòng lang dạ thú” đại diện cho tiên về thể loại truyện ngắn hiện tầng lớp thống trị. đại. Năm 1918 – đầu thế kỉ XX NÔI DUNG HOÀN CẢNH SÁNG TÁC Bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” Thể loại truyện ngắn hiện đại Sống chết mặc bay của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm Lời văn cụ thể, sinh của kẻ cầm quyền gây nên. động; kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm NGHỆ THUẬT Ý NGHIÃ VĂN BẢN Vận dụng khéo léo phép tương Văn bản tố cáo sự bất công trong xã hội phản và tăng cấp hiện đại của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
  36. Bài tập củng cố Bài tập 1: Câu 1: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” được viết theo thể loại nào? A. Bút kí B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn •Câu 2 :Nét nổi bật về nghệ thuật trong “Sống chết mặc bay” là gì ? A.Nhân vật có nội tâm sâu sắc. • •B. Kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp • •C. Nghệ thuật khắc hoạ hình tượng độc đáo và lãng mạn. •D. Ngôn ngữ kể chuyện hiện đại.
  37. Bài tập củng cố Câu 3: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề văn bản được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì? A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê. B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước đến nay đối với cuộc sống của người dân quê. C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại. Bài tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 6 câu) phát biểu ngắn gọn những cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn).
  38. Hướng dẫn về nhà: 1. Bài cũ: - Kể tóm tắt văn bản “Sống chết mặc bay” - Học thuộc ghi nhớ SGK/83 - Hoàn thành Bài tập 2. 2. Bài mới: Chuẩn bị bài “Liệt kê”.