Bài giảng Stem Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2)

Từ thế kỷ IX - XV: Thời kỳ Ăng-co.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo.

  + Quy mô: đồ sộ.

  + Kiến trúc: độc đáo  thể hiện óc thẩm mĩ và trình độ kiến trúc rất cao của người Campuchia.

- Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.

d. Từ thế kỷ XV- 1863:

Thời kỳ suy yếu.

VƯƠNG QUỐC LÀO

* Trước thế kỷ XIII: Người Lào Thơng.

* Sau thế kỷ XIII: Người Thái di cư đến gọi là Lào Lùm.

* 1353: Nước Lan Xang được thành lập.

* XV- XVII: Nước Lan Xang bước vào thời kỳ thịnh vượng.

- Đối nội:

+ Chia đất nước để cai trị.

+ Xây dựng quân đội.

- Đối ngoại:

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.

+ Kiên quyết chống xâm lược.

* XVIII- XIX: Suy yếu

ppt 20 trang minhdo 27/03/2023 8120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Stem Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_stem_lich_su_lop_7_bai_6_cac_quoc_gia_phong_kien_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Stem Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2)

  1. BÀI 6 CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (Tiếp)
  2. Lược đồ Đông Nam Á thế kỉ XIII-XV
  3. 3. Vương quốc Campuchia a. Từ TK I VI: Nước Phù Nam. b. Từ TK VI→ IX Nước Chân Lạp. (tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ, biết khắc chữ Phạn).
  4. CHỮ PHẠN
  5. c. Từ thế kỷ IX - XV: Thời kỳ Ăngco. - Sản xuất nông nghiệp phát triển. - Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo.
  6. Khu đền tháp Ăng-co Vát
  7. KHU ĐỀN THÁP Ăng-co Thom
  8. Angkor nghĩa là Kinh đô. Được xây dựng vào thế kỷ XII, quần thể Angkor vĩ đại có hàng trăm ngôi đền tháp đồ sộ, tiêu biểu là Angkor Wat (Kinh đô Chùa) và Angkor Thom (Kinh đô Lớn) - còn được gọi là Đế Thiên - Đế Thích (đền thờ Trời, đền thờ Phật). Các đền tháp Angkor đạt đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc, được tạc từ đá khối và được chạm khắc tinh xảo. Riêng Angkor Wat được người Campuchia cho là “nơi nên đến trước khi chết”. Đó là công trình tôn giáo bằng đá lớn nhất còn tồn tại trên thế giới, được coi là tuyệt đỉnh của nghệ thuật kiến trúc Khmer. Angkor Wat được nhà sưu tầm thực vật Pháp Henri Mouhut tìm thấy năm 1860, sau khi phát quang khu rừng rậm quanh Angkor Wat để làm rõ khu đền. Angkor Wat có 398 gian phòng nối liền nhau bởi 1.500m hành lang và có tượng 1.700 nàng vũ nữ Apsara - hoàn toàn khác nhau về tư thế, vẻ mặt, kiểu tóc Phía trên là 5 tòa tháp liên hoàn với 3 tầng kiến trúc, trong đó tòa tháp cao 65m - trở thành giới hạn về chiều cao các công trình kiến trúc ở Xiêm Riệp. Mỗi ngày, khi chiều xuống, hàng trăm du khách với máy ảnh, máy quay phim lại về bên bờ hồ nước cạnh Angkor Wat để thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn. Khi đó, Angkor Wat như một lâu đài bằng vàng khối rực rỡ soi bóng xuống hồ. Nắng chiều tà xiên chếch qua những cột đá, những khung cửa sổ, những gian phòng đá, khoác lên Angkor Wat lớp áo vàng rực rỡ làm mê hồn người.
  9. HÌNH TƯỢNG NỮ THẦN NHẢY MÚA
  10. Cách đó vài kilômét là Angkor Thom (có từ cuối thế kỷ XII) hấp dẫn và huyền bí. Hai bên đường vào cổng Angkor Thom là hai dãy tượng đá rất lớn, một bên là các thần, bên kia là các quỷ, đều đang nâng Rắn thần Naga 7 đầu vĩ đại, thân dài đến vài trăm mét. Trung tâm của Angkor Thom là ngôi đền nổi tiếng Bayon với 54 ngọn tháp. Mỗi tháp là bốn khuôn mặt khổng lồ nhìn về bốn hướng với nụ cười bí hiểm. Người ta nói rằng 216 nụ cười Bayon đều là khuôn mặt và nụ cười của vua Jayavarman VII.
  11. Cổng Thắng Lợi ở Ăng-co Thom
  12. Em có nhận xét gì về khu đền EmĂng cã nhËn-co xÐt Vatg× vÒ quakhu ®Ònhình ¡ngo Vatảnh qua h×vừanh 14? quan sát?
  13. c. Từ thế kỷ IX - XV: Thời kỳ Ăng-co. - Sản xuất nông nghiệp phát triển. - Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo. + Quy mô: đồ sộ. + Kiến trúc: độc đáo thể hiện óc thẩm mĩ và trình độ kiến trúc rất cao của người Campuchia. - Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực. d. Từ thế kỷ XV- 1863: Thời kỳ suy yếu.
  14. 4- VƯƠNG QUỐC LÀO * Trước thế kỷ XIII: Người Lào Thơng. * Sau thế kỷ XIII: Người Thái di cư đến gọi là Lào Lùm. * 1353: Nước Lan Xang được thành lập. * XV- XVII: Nước Lan Xang bước vào thời kỳ thịnh vượng. - Đối nội: + Chia đất nước để cai trị. + Xây dựng quân đội. - Đối ngoại: + Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. + Kiên quyết chống xâm lược. * XVIII- XIX: Suy yếu
  15. CỔNG VÀO THẠT LUỔNG
  16. THẠT LUỔNG
  17. TRƯỜNG HỌC PHẬT GIÁO NẰM TRONG KHUÔN VIÊN THẠT LUỔNG
  18. Em có nhận xét gì về Kiến trúc của Thạt Luổng? - Uy nghi, đồ sộ có kiến trúc nhiều tầng lớp, có tháp phụ nhỏ hơn ở xung quanh, nhưng có phần không cầu kỳ, phức tạp bằng các công trình của Campuchia.
  19. Điệu Chăm pa của các cô gái Lào
  20. DẶN DÒ 1. Trả lời các câu hỏi sau: - Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào? - Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang. 2. Soạn bài 7 NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN