Bài giảng Stem Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 2)

Nhà Hồ thành lập (1400)

Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đang đe doạ

- 1400 Hồ Quý Ly truất phế vua Trần, lên làm vua, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Về chính trị:

Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của họ Trần.

Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

Đặt lệ cử quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của các quan lại để thăng hay giáng chức.

Về kinh tế, tài chính:

Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

Ban hành chính sách hạn điền.

Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

ppt 17 trang minhdo 27/03/2023 7740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Stem Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_stem_lich_su_lop_7_bai_16_su_suy_sup_cua_nha_tran.ppt

Nội dung text: Bài giảng Stem Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 2)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ ? Trình bày những nét cơ bản nhất về kinh tế cuối thời Trần?
  2. Bài 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 1. Nhà Hồ thành lập (1400). 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly. 3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly. GVBM:
  3. 1/ Nhà Hồ thành lập (1400) - Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đang đe doạ - 1400 Hồ Quý Ly truất phế vua Trần, lên làm vua, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
  4. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm. Ông là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông được vua Trần trọng dụng. Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu đồ giết Hồ Quý Ly không thành (1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua.
  5. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly Cải cách của Hồ Quý Ly Chính Kinh Xã hội Văn Quân trị tế tài hoá, sự chính giáo dục
  6. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly ❖ Về chính trị: • Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của họ Trần. • Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. • Đặt lệ cử quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của các quan lại để thăng hay giáng chức.
  7. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly ❖ Về kinh tế, tài chính: • Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng. • Ban hành chính sách hạn điền. • Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
  8. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly ❖ Về xã hội: • Ban hành chính sách hạn chế số nôi tì được nuôi của các vương hầu, quan lại. • Những năm nạn đói, nhà Hồ lệnh nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói. • Tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
  9. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly ❖ Về văn hoá, giáo dục: • Bắt nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. • Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. • Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
  10. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly ❖ Về quân sự: • Làm lại sổ đinh để tăng quân số. • Tích cực chuẩn bị vũ khí; chế tạo một loại súng mới là súng thần cơ, một loại thuyền mới là lâu thuyền. • Xây dựng thành kiên cố, bố trí phòng thủ những nơi hiểm yếu.
  11. Thành nhà Hồ còn có tên gọi là thành An Tôn, thành Tây Giai hay thành Tây Đô là một công trình kiến trúc tiêu biểu thời Hồ (1400-1407). Thành được xây dựng từ năm Đinh Sửu(1397), đời Trần Thuận Tông. Thành nhà Hồ được xây dựng trên địa thế tự nhiên, hiểm trở. Bốn dãy núi như bao bọc lấy toà thành ở giữa, làm bình phong che đỡ cho toàn thành. Thành nhà Hồ là một toà thành bằng đá, hình chữ nhật, có cạnh Nam Bắc dài hơn 900m; cạnh Đông- Tây dài hơn 700m.Tường thành là những luỹ đất dày, bên ngoài được bọc bằng lớp đất đá phiến lớn. Chân tường thành có hai lớp đá phiến ghép nối tiếp nhau theo hàng ngang, mỗi lớp dày 1m. Thành có 4 cổng ở 4 hướng Nam, Bắc, Đông,Tây, mỗi cổng đều mở ở đúng giữa mặt tường thành. Cổng được xây theo lối kiến trúc vòm cuốn. Hai cổng Đông –Tây của thành đều dày 13,4m, rộng 5,8m. Mặt trên cổng Bắc là một sân phẳng có kích thước 20 x 12,7m. Cổng Nam là cổng chính được xây dựng quy mô hơn cả với ba vòm cửa cuốn, trên nóc cũng là nền vọng lâu.
  12. 3/ Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly THẢO LUẬN NHÓM Qua những cải cách của Hồ Quý Ly, em hãy cho biết những mặt tích cực cũng như những hạn chế của nó?
  13. 3/ Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly ❖ Tích cực: • Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, góp phần hạn chế việc tập trung ruộng đất trong tay quý tộc, địa chủ. • Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ. ❖ Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để, chưa giải quyết yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân
  14. Em có nhận xét và đánh giá gì về nhân vật Hồ Quý Ly?
  15. CỦNG CỐ Theo em việc truất phế vua Trần để lên ngôi vua của Hồ Quý Ly có bị phê phán không? Vì sao?
  16. DẶN DÒ - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài mới: ÔN TẬP. - Xem trước các câu hỏi hướng dẫn ôn tập.