Bài giảng Stem Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp là gì?

Là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

Nội dung Hiến pháp quy định:

     Nội dung qui định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng và phát triển đất nước:      

- Bản chất của nhà nước

                 - Chế độ chính trị.

                 - Chế độ kinh tế.

                 - Chính sách văn hóa, xã hội.

                 - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

                 - Tổ chức bộ máy nhà nước.

 

ppt 24 trang minhdo 20/03/2023 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Stem Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_stem_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_20_hien_phap_nuoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Stem Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Hiến pháp 1992 : Điều 65: Trẻ em được gia đình , Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục . Điều 146: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. 2. Luật Bảo vệ , chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004 Điều 11:Quyền được khai sinh và có quốc tịch 1.Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. 2. [ .] Điều 12:Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng 1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức. Điều 16: Quyền được học tập 1. Trẻ em có quyền được học tập. 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. 3. Luật Hôn nhân gia đình : Điều 2 [ .] 4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội 5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt, đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi , con trong giá thú và con ngòai giá thú
  2. Hãy so sánh điều 65 Hiến pháp 1992 và các điều 11,12,16 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình. Điều 65 – Hiến Pháp năm Điều 11, 12, 16 – Luật Bảo vệ, Chăm 1992 sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 Điều 2 – Luật Hôn nhân và Gia đình Giống Đều là những quy định của Nhà nước về quyền trẻ em. Khác Nêu khái quát những Nêu cụ thể, rõ ràng, chi tiết qui định về quyền trẻ những qui định về quyền trẻ em. em
  3. BÀI 17 :NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG __ Điều 78 Hiến pháp 1992: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng __ Điều 144 Bộ luật hình sự: Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong quản lí tài sản nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản nhà nước [ ] thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN __ Điều 69 - Hiến pháp 1992: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, __ Điều 2 -Luật Báo chí: [ ] Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
  4. Văn bản luật có hiệu lực pháp lí cao nhất Sơ đồ minh họa hệ thống pháp luật Việt Nam
  5. Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1992
  6. Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hiến pháp là gì? Là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
  7. Hiến pháp 1992 được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 15-4-1992, và được Quốc hội khóa X sửa đổi, bổ sung vào năm 2001. Bao gồm 12 chương, 147 điều. Nội dung qui định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng và phát triển đất nước.
  8. Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hiến pháp là gì? Là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. 2. Nội dung Hiến pháp quy định: Nội dung qui định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng và phát triển đất nước: - Bản chất của nhà nước - Chế độ chính trị. - Chế độ kinh tế. - Chính sách văn hóa, xã hội. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Tổ chức bộ máy nhà nước.
  9. - Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị ĐIỀU 2: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. [ ] Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bài tập: Em hãy giải thích vì sao Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân?
  10. - Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị - Chế độ kinh tế - Chính sách văn hóa, xã hội - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Điều 50 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.
  11. - Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị - Chế độ kinh tế - Chính sách văn hóa, xã hội - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Tổ chức bộ máy nhà nước Điều 83 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [ ]
  12. Thảo luận cả lớp Câu hỏi: Em hãy nêu những việc làm mà em đã thực hiện đúng Hiến pháp( ở trường, lớp)?
  13. Bản thân là học sinh em làm gì để thực hiện đúng Hiến pháp?
  14. 1 2 3 4 5 6 7 8
  15. Câu 1: Văn bản luật nào có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Đáp án: Hiến pháp
  16. Câu 2: Từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? Đáp án: 4
  17. Câu 3: Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng năm nào? Đáp án: 15/04/1992
  18. Câu 4: Hiến pháp đầu tiên của nước ta ban hành vào năm nào? Đáp án: Năm 1946
  19. Câu 5: Hiện nay chúng ta đang thực hiện Hiến pháp năm nào? Đáp án: Hiến pháp năm 2013
  20. Câu 6: Hiến pháp 1992 gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Đáp án: 12 chương, 147 điều
  21. Câu 7: Bản chất của Nhà nước ta được qui định ở điều mấy của Hiến pháp? Đáp án: Điều 2
  22. Câu 8: Theo quy định của Hiến pháp bản chất của Nhà nước ta là gì? Đáp án: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
  23. Hoạt động tiếp nối - Bài cũ: Học bài, làm bài tập 1 SGK vào vở. - Bài mới: chuẩn bị bài Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiếp theo) + Việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp. + Phân biệt Hiến pháp, các bộ luật, luật và văn bản dưới luật. + Trách nhiệm của công dân đối với Hiến pháp, pháp luật.