Bài giảng Stem Công nghệ Lớp 8 - Chương 6: An toàn điện - Bài 33: An toàn điện

Điện là một năng lượng có ích, thông dụng và sạch. Nhờ có điện chúng ta có thể sử dụng tủ lạnh, đèn, tivi, động cơ điện, đồ dùng điện nhiệt… Nhưng cần sử dụng điện đúng cách không sẽ gây nguy hiểm.

Vậy những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện, cần làm gì để phòng tránh những tai nạn đó ?

I.VÌ SAO XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN ?

1.Do chạm trực tiếp vào vật mang điện

Quan sát hình 33.1, em hãy điền chữ a, b,c vào chỗ trống (…) cho thích hơp. Lấy ví dụ  thảo luận nhóm bàn( 04 phút)

1.Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

2.Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ(vỏ bằng kim loại)

3.Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây hở cách điện

•Vì sao xảy ra tai nạn điện?

2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

  -Khi đến gần có thể bị phóng điện qua không khí đến người gây chết.

  -Khi đóng cắt dòng điện có cường độ lớn phát sinh tia lửa điện sẽ gây bỏng.

Nghị định của Chính phủ số 54/1999 NĐ-CP đã quy định về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng, chiều cao(Bảng 33.1)

ppt 33 trang minhdo 20/02/2023 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Stem Công nghệ Lớp 8 - Chương 6: An toàn điện - Bài 33: An toàn điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_stem_cong_nghe_lop_8_chuong_6_an_toan_dien_bai_33.ppt

Nội dung text: Bài giảng Stem Công nghệ Lớp 8 - Chương 6: An toàn điện - Bài 33: An toàn điện

  1. MÔN CÔNG NGHỆ 8
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi: Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Hãy lấy ví dụ ở gia đình em? - Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống. - Sản xuất được tự động hoá, cuộc sống văn minh hiện đại. *Trong gia đình: Đồ dùng loại điện cơ (quạt, máy bơm nước ), điện quang(đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang ) điện nhiệt(bàn là, nồi cơm điện )
  3. Điện là một năng lượng có ích, thông dụng và sạch. Nhờ có điện chúng ta có thể sử dụng tủ lạnh, đèn, tivi, động cơ điện, đồ dùng điện nhiệt Nhưng cần sử dụng điện đúng cách không sẽ gây nguy hiểm.
  4. Khi xảy ra tai nạn về điện gây ra nguy hiểm gì ?
  5. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện, cần làm gì để phòng tránh những tai nạn đó ?
  6. Chương VI: AN TOÀN ĐIỆN Bài 33: AN TOÀN ĐIỆN
  7. Bài 33 AN TOÀN ĐIỆN I.VÌ SAO XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN ? 1.Do chạm trực tiếp vào vật mang điện Quan sát hình 33.1, em hãy điền chữ a, b,c vào chỗ trống ( ) cho thích hơp. Lấy ví dụ thảo luận nhóm bàn( 04 phút)
  8. 1.Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện. 2.Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ(vỏ bằng kim loại) 3.Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây hở cách điện
  9. Bài 33 AN TOÀN ĐIỆN • Vì sao xảy ra tai nạn điện? 2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. -Khi đến gần có thể bị phóng điện qua không khí đến người gây chết. -Khi đóng cắt dòng điện có cường độ lớn phát sinh tia lửa điện sẽ gây bỏng. *Nghị định của Chính phủ số 54/1999 NĐ-CP đã quy định về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng, chiều cao(Bảng 33.1)
  10. 2. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp Thẳng đứng Chiều rộng 3m Đường dây 110kV
  11. MỘT SỐ BIỂN BÁO AN TOÀN ĐIỆN (TCVN 2572-78)
  12. Hình 33.2. Nhà bị tháo dỡ do Vi phạm hành lang an toàn điện
  13. Bài 33 AN TOÀN ĐIỆN I.Vì sao xảy ra tai nạn điện? 3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất - Nếu đến gần sẽ bị điện giật do điện áp bước - Khoảng cách an toàn dây chạm đất bán kính: +)Đường dây cao áp là 15-20m +)Từ 8-10m đối với thiết bị ngoài trời +)Từ 4-6m đối với thiết bị trong 20m 20m nhà
  14. *Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể 1.Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể: -Từ12-15mA khó rút tay khỏi điện cực(5-10s) -Từ 20-25mA tay bị tê liệt ngay chịu không quá 5s -30-80mA tê liệt hô hấp ->100mA tê liệt hô hấp, liệt tim cơ thể bị phá huỷ do nhiệt -Trên 1A gây chết người ngay chịu không quá 1/10s 2.Đường đi của dòng điện qua cơ thể: - Tuỳ theo điểm chạm có các đường khác nhau: - Từ tay-tay(83%),Tay phải-Chân(80%), Tay trái- chân(87%), Đầu-Chân(88%), Đầu –Tay(92%), Chân- Chân(15%) 3.Thời gian dòng điện qua cơ thể: -Càng dài rối loạn chức năng hệ thần kinh tăng, lớp da bị phá huỷ nên dẫn điện mạnh hơn
  15. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN 1.Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện Quan sát hình 33.4, em hãy điền chữ a, b, c, d vào chỗ trống( ) cho đúng.Thảo luận nhóm bàn(3 phút) 1.1.Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện(h.33.4 )a 1.2.Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện(h.33.4 .)c 1.3.Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện (h.33.4 )b 1.4.Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp(h.33.4 .)d
  16. 2.Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện -Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện ( treo biển báo): +)Rút phích cắm điện +)Rút nắp cầu chì. +)Cắt cầu dao( hoặc aptomat tổng) -Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và các tai nạn khác.
  17. Kể tên, nêu công dụng của một số dụng cụ an toàn điện +)Các vật lót cách điện: Găng ,ủng, đệm,giá,thảm +)Các dụng cụ lao động: Kìm , tua vít, cờ lê.
  18. +) Các dụng cụ kiểm tra: Bút thử điện
  19. Em hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện ở gia đình. -Kiểm tra bút thử điện trước khi sử dụng. -Lau tay khô trước khi sử dụng điện phích cắm điện, đồ dùng điện -Khi sửa chữa điện phải ngắt nguồn điện treo biển báo. -Các thiết điện bị sứt vỡ, hỏng phần tiếp điện cần thay mới
  20. *Hãy điền những hành động đúng(Đ) hay sai(S) vào ô trống dưới đây? a)Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. S S b) Thả diều gần đường dây điện. Đ c)Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp. Đ d)Không xây nhà sát đường dây điện cao áp. S e)Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao Sáp. g)Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp
  21. Một số hình ảnh an toàn khi sử dụng điện.
  22. Điện là một năng lượng có ích, thông dụng và sạch. Nhờ có điện chúng ta có thể sử dụng tủ lạnh, đèn, tivi, động cơ điện, đồ dùng điện nhiệt Nhưng cần sử dụng điện đúng cách không sẽ gây nguy hiểm.
  23. BÀI TẬP 1. Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào ? - Vô ý chạm trực tiếp vào vật có điện. - Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp. - Đến gần dây dẫn có điện bị đứt chạm mặt đất. 2. Để phòng ngừa tai nạn điện ta cần thực hiện những gì? - Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện - Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện. - Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp.
  24. * Hướng dẫn về nhà: +)Học trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 120 sgk +)Đọc chuẩn bị bài 34-35 +)Đọc một số biện pháp đề phòng tai nạn điện và hoả hoạn khi sử dụng điện.Tuyên truyền cho nhiều người cùng biết.