Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9+10: Ôn bổ sung văn bản "Đồng chí + Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Bài tập 1:

Cho các câu thơ:

  Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

  Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,

  Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

a. Ghi rõ tên bài thơ, năm sáng tác và tên tác giả của bài thơ có những câu thơ trên? Theo em cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng tác để hiểu bài thơ hơn?

b. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

c. Đọc 3 câu thơ trên em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến cho em có sự liên tưởng đó?

* Gợi ý:

a. HS nêu được tên bài thơ: Đồng chí

- Tên tác giả: Chính Hữu

- Năm sáng tác: 1948

- Điểm cơ bản về hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài thơ viết năm 1948 khi nhà thơ cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc  (1947)  đánh bại cuộc tấn công qui mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

b. Giải thích từ:  “Mặc kệ”: diễn tả sự mạnh mẽ, dứt khoát, sẵn sàng ra đi cứu nước

- Họ vẫn gắn bó sâu nặng với ruộng nương với gian nhà thân thiết song họ sẵn sàng bỏ lại tất cả để ra đi vì nghĩa lớn.

- Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: “giếng nước, gốc đa” thể hiện tình cảm của quê hương với người lính và của người lính đối với quê hương.

- Giếng nước gốc đa được tác nhân hóa như có linh hồn hướng theo người lính

- Người lính ra đi cũng mang theo niềm thương nhớ quê nhà.

c. Liên tưởng tới câu ca dao:

  Anh đi anh nhớ quê nhà

  Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

  Nhớ ai dãi nắng dầm sương

  Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

- Cơ sở liên tưởng: Những hình ảnh quen thuộc của quê hương: canh rau muống, cà, tương ..

 

ppt 9 trang minhdo 01/06/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9+10: Ôn bổ sung văn bản "Đồng chí + Bài thơ về tiểu đội xe không kính"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_910_on_bo_sung_van_ban_dong_chi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9+10: Ôn bổ sung văn bản "Đồng chí + Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

  1. Bài tập 1: Cho các câu thơ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay, Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. a. Ghi rõ tên bài thơ, năm sáng tác và tên tác giả của bài thơ có những câu thơ trên? Theo em cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng tác để hiểu bài thơ hơn? b. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp. c. Đọc 3 câu thơ trên em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến cho em có sự liên tưởng đó?
  2. * Gợi ý: a. HS nêu được tên bài thơ: Đồng chí - Tên tác giả: Chính Hữu - Năm sáng tác: 1948 - Điểm cơ bản về hoàn cảnh sáng tác: + Bài thơ viết năm 1948 khi nhà thơ cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (1947) đánh bại cuộc tấn công qui mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. b. Giải thích từ: “Mặc kệ”: diễn tả sự mạnh mẽ, dứt khoát, sẵn sàng ra đi cứu nước - Họ vẫn gắn bó sâu nặng với ruộng nương với gian nhà thân thiết song họ sẵn sàng bỏ lại tất cả để ra đi vì nghĩa lớn. - Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: “giếng nước, gốc đa” thể hiện tình cảm của quê hương với người lính và của người lính đối với quê hương. - Giếng nước gốc đa được tác nhân hóa như có linh hồn hướng theo người lính - Người lính ra đi cũng mang theo niềm thương nhớ quê nhà. c. Liên tưởng tới câu ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. - Cơ sở liên tưởng: Những hình ảnh quen thuộc của quê hương: canh rau muống, cà, tương
  3. Bài tập 2: Để phân tích 7 câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí” một bạn học sinh viết: “ Cơ sở của tình đồng chí được thể hiện rõ trong khổ thơ đầu bài thơ “Đồng chí”.” a. Chép chính xác 7 câu thơ đầu của bài thơ. b. Lấy câu văn đã cho làm câu mở đoạn cho đoạn văn tổng - phân - hợp hoặc diễn dịch, em hãy viết tiếp 7 câu văn nữa để hoàn chỉnh đoạn văn, trong đoạn văn có dùng phép liên kết (chỉ rõ phép liên kết).
  4. * Gợi ý: a. Chép chính xác 7 câu đầu theo SGK NV 9 tập 1 b. Đoạn văn Nội dung: Sự hình thành cơ sở của tình đồng chí - Họ có cùng hoàn cảnh xuất thân: đều xuất thân từ những nông dân nghèo, ở mọi miền quê của Tổ quốc, đều xa lạ về đây tụ hội. - Cùng sát cánh bên nhau theo tiếng gọi của cuộc kháng chiến, cùng chung nhiệm vụ, mục đích, lí tưởng - Cùng nhau trải qua những thử thách gian khó - “Đồng chí” là kết tinh cao độ của tình bạn và tình người, nó như nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ là kết tinh của một tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới.
  5. Bài tập 3: Bằng tâm hồn nhạy cảm, ngang tàng, tinh nghịch, Phạm Tiến Duật đã làm hiện ra hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với những nét tính cách thật cao đẹp: "Không có kính không phải vì xe không có Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng kính Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào Bom giật bôm rung kính vỡ đi rồi tim Ung dung buồng lái ta ngồi Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Như sa như ùa vào buồng lái.„ 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? 2. Theo SGV NV 9 tập 1, bài thơ “ thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo” của nhan đề. Em hãy nêu rõ cái vẻ lạ và độc đáo đó. 3. Hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” ở đoạn thơ trên khiến em liên tưởng đến câu thơ nào cũng trong bài thơ ấy nói tới trái tim người chiến sĩ? Cho biết điểm giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của hai hình ảnh này? 4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, 1 bạn HS viết: “ Bài thơ mở đầu với hình ảnh độc đáo về chiếc xe không kính và tư thế hiên ngang của người chiến sĩ lái xe”. Em hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp khoảng 10 câu theo phép lập luận T-P-H, trong đó có sử dụng phép thế và một câu bị động.
  6. * Gợi ý: 1.- Tác phẩm: Bài thơ - Tác giả: Phạm Tiến Duật - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, nhà thơ cũng là một chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. 2. Ý nghĩa nhan đề: - Nhan đề làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là phát hiện thú vị, mới lạ thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực chiến tranh của tác giả - Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang dung cảm, vượt lên thiếu thốn, nguy hiểm của chiến tranh
  7. 3. Câu thơ “Chỉ cần trong xe có 1 trái tim” - Giống: Đều diễn tả tình yêu đất nước cháy bỏng của người chiến sĩ - Khác: +Hình ảnh “Con đường ” gợi lên 1 con đường có thật khi xe lao nhanh, nhưng đằng sau hiện thực ấy là hình ảnh con đường chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc thôi thúc các anh tiến lên phía trước. +Hình ảnh “Chỉ cần trong xe có 1 trái tim”: là ý chí kiên cường bất chấp gian nguy của người chiến sĩ lái xe. Đây là hình ảnh tụ hội vẻ đẹp của người lính, khái quát toàn bộ tinh thần ý chí quật cường của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. 4. Vẻ độc đáo khi giới thiệu về chiếc xe không kính ( cách mở đầu, cấu trúc thơ, lời thơ ) - Tư thế hiên ngang của người chiến sĩ lái xe ( điệp từ, nhịp thơ, hình ảnh thơ, các phép tu từ )
  8. Bài tập 4: Cho câu thơ: Không có kính rồi xe không có đèn a. Chép tiếp ba câu thơ nữa để hoàn thành khổ thơ. b. Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu hãy phân tích ngắn gọn hình ảnh “trái tim” trong 2 câu cuối đoạn thơ vừa chép. * Gợi ý: b. Nêu được đặc sắc nghệ thuật - là nhãn tự của bài thơ - Là hình ảnh hoán dụ đặc sắc - Tác dụng của hoán dụ: chỉ người lính lái xe với trái tim gan góc, kiên cường chứa chan tình yêu nước và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam - Nội dung câu thơ : + Ngợi ca lí giải cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe băng băng ra trận vượt qua bom đạn kẻ thù + Khẳng định sức mạnh của ý chí, anh hùng lạc quan + làm nổi bật chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ và phẩm chất của con người Việt Nam anh hùng