Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33: Trau dồi vốn từ
a.Ví dụ: SGK/ 99,100
b. Nhận xét:
V/D1:
- Tiếng Việt rất giàu và đẹp…
- Muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt ta phải trau dồi vốn từ.
V/D2:
a.Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh.
b.Các nhà khoa học ước đoán (phỏng đoán)….
c….nhà trường đã mở rộng quy mô….
*Kết luận: Ghi nhớ 1/ 100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_33_trau_doi_von_tu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33: Trau dồi vốn từ
- TIẾT 32 TRAU DỒI VỐN TỪ
- +Vốn từ là tổng thể số lượng và chất lượng từ ngữ mà mỗi người có được do tích lũy. Có người có vốn từ phong phú, có người có vốn từ nghèo nàn. +Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải có vốn từ phong phú, biết được nhiều từ với đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng nó. -> Bởi vậy, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt và phát triển năng lực tư duy.
- I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Rèn luyện nghĩa của từ và cách dùng từ: a.Ví dụ: SGK/ 99,100 b. Nhận xét: V/D1: - Tiếng Việt rất giàu và đẹp - Muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt ta phải trau dồi vốn từ. V/D2: a.Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh. b.Các nhà khoa học ước đoán (phỏng đoán) . c .nhà trường đã mở rộng quy mô . *Kết luận: Ghi nhớ 1/ 100
- 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: a. Ví dụ: SGK/100 b. Nhận xét: Ý kiến của Tô Hoài: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. * Kết luận: Ghi nhớ 2/101 II. Luyện tập: Bài1: Cách giải thích đúng: -Hậu quả: kết quả xấu -Đoạt: Chiếm được phần thắng -Tinh tú: Sao trên trời
- Bài2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt: a. Tuyệt (dứt, không còn gì) +Tuyệt chủng: mất hẳn nòi giống. +Tuyệt giao: Cắt đứt giao thiệp +Tuyệt tự: Không có người nối dõi. + Tuyệt thực: nhịn đói, không chịu ăn để phản đối. Tuyệt (cực kì, nhất) +Tuyệt mật: bí mật tuyệt đối +Tuyệt tác: Tác phẩm văn học đạt tới đỉnh cao, +Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh nổi.
- b. Đồng: -Đồng (trẻ em) +Đồng ấu: Trẻ em nhỏ khoảng 6,7 tuổi + Đồng dao: Bài hát dân gian của trẻ em +Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em - Đồng (chất) Trống đồng: nhạc khí gõ, đúc bằng đồng, trên mặt có hoa văn trang trí. - Đồng (cùng nhau, giống nhau) + Đồng bào: cùng một bọc, chỉ những người cùng nòi giống. +Đồng khởi: Cùng vùng dậy khởi nghĩa, dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp
- Bài3: Sửa lỗi dùng từ: a.Về khuya, đường phố rất yên tĩnh (vắng lặng) -> “im lặng” (dùng chỉ trạng thái con người) b. VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. -> từ “thành lập” (chỉ việc xây dựng một tổ chức) c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động (xúc động) -> từ “cảm xúc” (dùng như một DT hoặc ĐT, không dùng như một TT)
- Bài 4: Vẻ đẹp của tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói của người nông dân. Thời đại mới, khoa học kĩ thuật có thể thay cho kinh nghiệm cổ truyền nhưng vẻ đẹp của tục ngữ, ca dao thì còn mãi. Bài 5: Cách làm tăng vốn từ: +Lắng nghe cách nói của những người xung quanh để học tập những cách nói hay. + Đọc sách, báo (thời sự, khoa học, văn học, ) + Ghi chép các từ ngữ mới, tìm hiểu nghĩa của nó qua từ điển hoặc thầy, cô giáo. +Tập sử dụng các từ ngữ mới trong các hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
- Bài 6: Điền từ ngữ thích hợp: + nhược điểm = điểm yếu. + Cứu cánh = mục đích cuối cùng + Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên = đề xuất + Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn = láu táu. + Hoảng lên đến mức có biểu hiện mất trí = hoảng loạn Bài 7: Phân biệt nghĩa: +Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm. Thù lao: tiền trả công bù đắp vào lao động đã bỏ ra -> “thù lao” có nghĩa rộng hơn “nhuận bút” +Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải. Trắng tay: bị mất hết của cải, tiền bạc
- Bài 8: Các từ phức có các yếu tố ghép giống nhau nhưng trật tự khác nhau: Bàn luận – luận bàn; ca ngợi – ngợi ca; đấu tranh – tranh đấu; đơn giản – giản đơn; thương yêu – yêu thương; hững hờ – hờ hững, Bài 9: Tìm từ ghép: + bất (không, chẳng): bất biến, bất bình đẳng, bất diệt, + bí (kín): bí truyền, bí mật, bí hiểm, + đa (nhiều): đa cảm, đa mưu, đa ngôn, + Thủy (nước): thủy chiến, thủy lợi, thủy thủ, thủy lực,
- Hướng dẫn tự học: - Làm hết bài tập vào vở BT - Học bài. - Chuẩn bị: Bài viết số 2